VẢI và những điều tưởng chừng như cơ bản nhưng không ai nói cho bạn nghe

Vải hay (FABRIC) một thứ mà chúng ta đã tiếp xúc từ khi mới sinh ra đời tới lúc mất đi, một thứ mà tường chừng như vô cùng quen thuộc với chúng ta, một thứ mà chúng sử dụng hàng ngày hàng giờ. Nhưng biết đâu được những thứ được xem là quen thuộc nhất thì chúng lại có rất nhiều bí mật mà chúng ta không biết được. Các bạn đã từng thắc mắc tại sao chiếc áo này trông có vẻ dày nhưng lại nhẹ hơn chiếc áo kia, hay chiếc áo này sờ vào lại có cảm giác rất thô không giống cảm giác mềm mượt như những chiếc áo khác. Vậy hôm nay "VietNamClothing" sẽ cùng các bạn vén bức màn về những bí mật đang được "Vải" che giấu bấy lâu nay.

Chúng ta sẽ đi tìm hiều về những thông số cần biết khi nói tới Vải ( Fabric Content)

1. Thành phần sợi (Composition)

Vải được cấu tạo vô vàn những sợi được đan xen kẽ với nhau tạo nên. Tuy có rất nhiều các loại vải sợi đang được sản xuất và lưu hành trên thị trường nhưng nói chung lại thì các loại vải sợi vẫn nằm ở một trong 3 nhóm chính được phân theo nguồn gốc của sợi vải. 3 nhóm vải sợi đó là vải sợi Cotton (thiên nhiên), Polyestor (nhân tạo), Spandex (Giúp vải co dãn). Như chúng ta đã biết, mỗi loại vải sợi đều có những tính chất rất đặc trưng và có thể không dễ dàng để nhận biết. Mỗi loại vải thường được sử dụng với những mục đích khác nhau, hay nói đúng hơn là dùng để may các kiểu trang phục khác nhau, mặc vào những mùa khác nhau trong năm. Ví như mùa hè thì nên mặc các trang phục được may bằng các loại vải có độ thoáng mát cao làm bằng vải sợi tự nhiên như là Cotton, tơ tằm. Trang phục thể thao thì nên được may bằng các loại vải có độ bền hoặc độ co giãn cao, thường là các loại vải Polyestor hay vải sợi pha để có thể đảm bảo độ bền thích hợp với quá trình tập luyện và hoạt động mạnh liên tục.

2. Kiểu dệt vải (Construction)

Nếu chỉ với thành phần sợi chúng ta đã có thể phân loại được hết các loại vải thì có lẽ "VietNamClothing" đã không nói "Vải" là một thứ khó hiểu rồi. Tuỳ theo cách dệt của vải mà vải còn được phân ra thành nhiều loại khác nhau nữa.

Vải trơn (Single Jersey)

Vải Jersey là cách dệt kim theo phương ngang trong những loại vải dệt kim được tạo ra từ một sợi vải duy nhất, từ đó tạo nên bề mặt phẳng phiu và mịn màng. Chất liệu vải Jersey thường có 2 mặt phải và trái phân biệt, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học đã cải tiến thành 2 mặt phải.
Vải jersey ban đầu được đan từ chất liệu len, nhưng ngày nay người ta đã sử dụng cotton hoặc sợi tổng hợp để dệt thành vải jersey. Có tính chất linh hoạt và co giãn tốt nên jersey đã trở thành một chọn lựa phổ biến cho nhiều loại mặt hàng quần áo, nhất là thời trang cho những ngày hè nắng nóng.

vai single jersey-vietnamclothing.jpg

Vải Single Jersey

Vải cá sấu (Pique)

Vải pique là chất liệu vải khá cứng cáp, các mắt vải to và công nghệ dệt vải độc đáo từ 3 loại sợi: 5% spandex, 30% polyester, 65% cotton. Điều này đã giúp tạo ra hiệu ứng mới lạ, thời thượng với nhiều hình dạng khác nhau. Cụ thể như hình tam giác, hình vuông, tứ giác, kim cương hay hình thoi. Ngoài ra, vải pique còn được gọi với cái tên vải cá sấu. Chất liệu này có nguồn gốc bắt nguồn từ một thương hiệu đình đám Pháp – Lacoste. Họ đã lựa chọn vải Pique để cho ra đời những dòng sản phẩm áo thun. Chất vải pique không láng mịn, phẳng như chất liệu cotton. Do đó khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, có độ thông thoáng cao. Bởi vậy mà nó được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

vai ca sau pique_vietnamclothing.jpg

Vải Cá Sấu (Pique)

Vải nỉ cào (Brushed Fleeve)

Vải nỉ cào hay còn được biết đến với tên gọi vải thun Fleece bởi loại vải này được dệt theo kiểu dệt Fleece. Ở miền Bắc, người ta hay gọi vải nỉ cào là vải thun dạ. Đặc điểm cấu tạo của loại vải này đó là vải có lớp lông ngắn, mượt, không thấm nước, có tác dụng chắn gió, chắn khí, nên giữ ấm cho mùa đông cực tốt.
Với ưu điểm này, loại vải này thường được sử dụng để làm mền (chăn), nệm hoặc may quần áo mùa đông để giữ ấm. Bên cạnh đó, cũng do tính chất thời tiết hai miền khác nhau, mùa đông ở miền Bắc thường lạnh và khắc nghiệt hơn miền Nam nên vải thun nỉ miền Bắc cũng có sự thay đổi, biến hóa, thường dày hơn, cứng hơn trong Nam.
vai ni cao Brushed Fleece.jpg
Vải nỉ cào (Brushed Fleece)

Vải Châu cua/ Da cá (French Jerry)

Vải French Terry là một loại vải dệt kim có các vòng và chùm sợi mềm trên bên trong và một bề mặt trơn, phẳng bên ngoài. Loại vải này thường được làm từ bông hoặc vật liệu pha bông, làm cho nó nhẹ, thoải mái và thoáng khí. Nó cũng thấm hút, làm cho nó trở thành sự lựa chọn phổ biến cho quần áo thể thao.
Vải French Terry được làm bằng quá trình “dệt kim”. Sợi được đưa qua máy, tạo ra các vòng trên một mặt của vải và một bề mặt trơn trên mặt khác. Các vòng tạo ra túi khí, giúp giữ nhiệt và giữ cho người mặc ấm áp. Vải sau đó được giặt, nhuộm và hoàn thiện để tạo ra độ bền và màu sắc mong muốn.
vai chan cua da ca_vietnamclothing.jpg
Vải chân của/da cá (French Jerry)

Vải thể thao

Vải thể thao là loại vải thun dùng để may quần áo và đem lại cảm giác thoáng mát. thoải mái cho người mặc khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao, như bóng đá, đánh cầu lông...Vải thun thể thao loại mỏng có thể dùng để may áo thể thao như áo bóng đá, áo cầu lông... loại dày hơn dùng để may quần short thể thao hay đồ bơi.
vai the thao-vietnamclothing.jpg
Vải thể thao
Ngoài ra còn có thể phân loại vải theo cách dệt. Trên thị trường hiện nay có hai kiểu dệt chính là dệt kim (Knitting) và dệt thoi (Woven).
det kim -knitting-vietnamclothing.jpg
Dệt kim (Knitting)
vai det thoai-woven-vietnamclothing.jpg
Dệt thoi (Woven)

3. Trọng lượng/Độ dày (Weight)

Trọng lượng của vải thường được đo bằng GSM. Và GSM là phép đo định lượng tiêu chuẩn. Có thể hiểu G là Gam, S là Square và M là Meter. GSM còn có thể hiểu rõ là Gam trên M vuông, nếu hiểu theo khái niệm GSM thì lượng vải sẽ là thương số giữa trọng lượng và diện tích của tấm vải đó.
Ngoài kiểu dệt và thành phần sợi ra thì một trong những điểm quan trọng nhất khi nói về vải có lẽ là trọng lượng hay độ dày của vải. Các loại vải có trọng lượng bằng nhau không nhất thiết phải giống nhau vì nó còn phụ thuộc và chất liệu làm nên loại vải đó. Giả sử hai tấm vải có cùng kích thước nhưng lại làm bằng hai vật liệu khác nhau thì sẽ có độ dày mỏng khác nhau. GSM càng cao thì vài càng dày là những thứ mọi người thường được nghe, nhưng điều này chỉ đúng khi áp dụng với cùng một loại vải và cùng một chất liệu. Dựa vào chỉ số này chúng ta có thể chọn được sản phẩm phù hợp cho mùa hè hay mùa đông. Khi đo GSM của vải thì có thể sai số nhỏ do thời tiết, độ ẩm không khí trên bề mặt vải.
anh minh hoa vai-vietnamclothing.jpg
Ảnh minh hoạ

4. Khổ vải (Breadth Width)

Khổ vải là một phần hết sức quang trọng khi bạn muốn sản xuất các sản phẩm từ vải. Khổ vải là định lượng được sử dụng để chỉ kích thước chiều ngan, chiều rộng của chất liệu may mặc. Khổ vải được giới hạn bởi chiều rộng và chiều dài, các chiều nay được quy định theo máy dệt. Đơn vị đo khổ vải thường được dùng là mét hoặc là inch (1 inch = 2.545 cm). Và nếu bạn không am hiểu chất liệu cũng như kích thước khổ vải sẽ gây ra lãng phí khi sản xuất sản phẩm.
khổ vải-vietnamclothing.jpg
Khổ vải

5.Màu vải (Color)

Khi nhắc đến màu vải thì có lẽ điều chúng ta quan tâm nhất chính là độ bền của màu vải (Color Fastness) theo thời gian. Độ bền màu (Color Fastness) là thuật ngữ được sử dụng trong ngành nhuộm dệt may, dùng để chỉ khả năng chống sự phai màu và chạy màu sau khi đã được nhuộm. Thuật ngữ độ bền màu được hiểu đơn giản là đặc trưng, hay khả năng chống lại sự phai màu của vật liệu dệt may, hay sự chống chọi của sợi vải với những tác động bên ngoài môi trường.
mau vai-vietnamclothing.jpg
Màu vải

6.Độ co rút

Độ co rút vải được sử dụng như một yếu tố quyết định sự thay đổi về chiều dài và rộng của vải sau khi xả vải, giặt. Sự co rút củ vải cũng giống như bạn giặt máy giặt hoặc giặt hấp. Tỷ lệ co rút vải là như nhau trong cả hai trường hợp. Co rút vải là điểm đáng quan tâm đối với các nhà cung cấp quần áo may sẵn. Vì sự có rút của vải sau khi giặt có thể ảnh hưởng đến kích thước của quần áo của họ. Sự co rút về cơ bản là do sử dụng vật liệu không ổn định và chất lượng thấp trong quần áo, nếu chất lượng không tốt quần áo sẽ co rút.
anh minh hoa-vietnamclothing.jpg
Ảnh minh hoạ

7.Finishing

Hoàn tất trong công nghệ sản xuất dệt may là các quá trình gia công nhằm tạo ra hoặc nâng cao các tính năng sử dụng cho vải sợi hoặc áo quần bao gồm cả các công đoạn gia công trước hoặc sau khi tẩy nhuộm để tạo cho vải sợi những tính năng đặc biệt , đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cũng như yêu cầu sử dụng của người sử dụng. Tùy theo yêu cầu gia công các tính chất kỹ thuật khác nhau cho sản phẩm trên các chất liệu khác nhau mà các kỹ thuật hoàn tất vật lý và hóa học khác nhau được áp dụng cho phù hợp.
Finishing-vietnamclothing.jpg 
Ảnh minh hoạ
Vậy là các bạn đã cùng với "VietNamClothing" cùng nhau đi khám phá những bí mật về "Vải" mà có lẽ sẽ không có ai nói cho bạn nghe cả. Những kiến thức này chỉ có "VietNamClothing" mới chia sẻ với các bạn một cách cụ thể như vậy, nhờ có khoản thời gian nghiên cứu và tìm hiểu sâu về "Vải" trong một khoản thời gian dài để đáp ứng được những yêu cầu khắc khe của khách hàng trong và ngoài nước.

Liên hệ tư vấn, báo giá may in thời trang :

Áo Thun Thông Điệp - Vietnam Clothing

Công Ty TNHH Sản Xuất May Mặc Việt Nam

Bài viết liên quan